Khoa Y Học Cổ Truyền

  • TRUNG TÂM Y HỌC CỔ TRUYỀN –PHỤC HỒI CHỨC NĂNG

    I. NHÂN SỰ:

    •       BS. CK1. THÁI PHI KHANH
    •       BS. PHAN THỊ LÀNH
    •       BS. CK1. NGUYỄN TẤN HƯNG
    •       Y SĨ NGUYỄN VŨ KIM HẰNG
    •       Y SĨ HOÀNG PHƯƠNG VÂN
    •       Y SĨ TRẦN VĂN NGOAN
    •       Y SĨ CHÂU NHƯ QUỲNH
    •       Y SĨ TRẦN BẮC PHƯƠNG
    •       Y SĨ ĐẶNG NGỌC VIỄN
    •       Y SĨ TRẦN QUANG THUẬN
    •       KTV NGÔ THỊ PHƯỢNG LIÊN

    Giờ làm việc: từ thứ 2 đến thứ 7, 7g30 - 20g.

    II. TRUNG TÂM YHCT –PHCN CHUYÊN KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH LÝ:

        - Di chứng tai biến mạch máu não: yếu liệt nữa người, liệt mặt ngoại biên.

        - Thoát vị đĩa đệm hay thoái hóa cột sống cổ.

        - Thoát vị đĩa đệm hay thoái hóa cột sống thắt lưng.

        - Thoái hóa khớp, viêm gân cơ, dây chằng khác.

    III. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ KHÔNG DÙNG THUỐC:

    1. CHÂM CỨU:

    2. ĐIỆN CHÂM: (châm kim vào huyệt và gắn xung điện lên kim)

    Là kích thích điện lên huyệt qua kim châm cứu để phòng và chữa bệnh.

    Bệnh liệt mặt (Liệt VII ngoại biên)

    Điều trị bệnh liệt mặt (Liệt VII ngoại biên) – Hình trước và sau châm cứu

    Chỉ định điều trị:

        Kích thích các cơ bại liệt, chống đau. Tăng cường tuần hoàn ngoại vi khi có hiện tượng co thắt mạch, phù nề, sung huyết tĩnh mạch…

    Liệu trình điện châm:

        -   Kích thích các cơ bại liệt, chống đau. Tăng cường tuần hoàn ngoại vi khi có hiện tượng co thắt mạch, phù nề, sung huyết tĩnh mạch…

        -  Trung bình ngày châm 1 lần hay cách ngày châm 1 lần: từ 10 đến 15 lần điện châm là một liệu trình, nghỉ độ 10 đến 15 ngày rồi tiếp tục tùy theo yêu cầu chữa bệnh.

         -  Khi gặp người bệnh có cơn đau liên tục, có thể ngày điện châm 2 đến 3 lần/ ngày.

    3. THỦY CHÂM: (TIÊM THUỐC VÀO HUYỆT ĐẠO)

    4. NHU CHÂM (CẤY CHỈ):

        - Cấy chỉ là một phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc độc đáo của châm cứu bao gồm: cấy chỉ, chôn chỉ, vùi chỉ, xuyên chỉ. Đây là phương pháp đưa chỉ catgut vào huyệt để duy trì sự kích thích lâu dài. Qua đó tạo tác dụng điều trị như châm cứu thường.

        - Chỉ catgut cấy vào huyệt vị có tác dụng làm tăng protein, hydratcarbon và tăng chuyển hóa dinh dưỡng của cơ, cải thiện tuần hoàn máu cho vùng cấy chỉ hoặc vùng bị liệt của bệnh nhân, tăng trương lực các sợi cơ.

    Chỉ định cấy chỉ:

        + Các bệnh dị ứng: Hen phế quản, viêm mũi dị ứng, viêm xoang di ứng.

        + Viêm dạ dày.

        + Rối loạn thần kinh thực vật.

        + Các chứng yếu, liệt chi.

        + Các chứng đau.

        + Bệnh lý ở cột sống cổ, cột sống thắt lưng.

        + Bệnh lồi đĩa đệm, thoát vị đĩa đệm…

    5. CHIẾU ĐÈN HỒNG NGOẠI:

    6. SÓNG NGẮN TRỊ LIỆU:

             * Sóng ngắn là dòng cao tần ứng dụng những dao động điện từ cao tần để sinh nhiệt đối với các cơ quan trong cơ thể.

    TÁC DỤNG SINH LÝ CỦA SÓNG NGẮN:

        - Tăng chất dinh dưỡng, tăng thải bỏ chất cặn bã và tăng lưu lượng máu đến các mô cơ.

        - Gia tăng nhiệt, tạo sự thư giãn cho cơ.

        - Giảm tính kích thích của dây thần kinh.

        - Chống viêm, giảm phù nề.

     Chỉ định:

        - Các bệnh viêm nhiễm cấp tính, bán cấp. Các chấn thương mới và cũ.

        - Viêm khớp dạng thấp, viêm dây chằng quanh khớp, viêm cơ, viêm gân, bong gân, cứng khớp.

        - Thoái hóa đốt sống chèn ép thần kinh gây đau lưng, đau cổ vai cánh tay.

        - Thoát vị đĩa đệm, vẹo cột sống, viêm cột sống dính khớp ở giai đoạn đầu.

    7. MÁY SIÊU ÂM TRỊ LIỆU:

        Siêu âm: là một tác nhân vật lý được sử dụng trong điều trị ứng dụng các hiệu quả nhiệt nông và sâu của nó cũng như các tác dụng phi nhiệt kích thích lành vết thương và dẫn thuốc qua da.

    Chỉ định:

        - Tổn thương xương khớp và phần mềm sau chấn thương.

        - Viêm khớp dạng thấp thời kỳ ổn định, thoái hóa khớp, viêm khớp, viêm cơ....

        - Bệnh lý thần kinh ngoại vi: đau thần kinh, chèn ép do thoát vị đĩa đệm...

        - Bệnh tuần hoàn ngoại vi: phù, hội chứng Raynaud,...

        - Giảm đau: đau cơ, đau do co thắt cơ, sẹo kết dính.

    8. DAY ẤN HUYỆT, XOA BÓP:

    9. TÚI CHƯỜM THẢO DƯỢC:

    10. GIƯỜNG KÉO GIÃN CỘT SỐNG:

      * Tác dụng:

        -  Làm giãn cơ, giãn dây chằng khớp nhằm giải phóng chèn ép do co cơ gây ra.

    Phương pháp kéo các đoạn cột sống.

    Kéo giãn cột sống cổ: Thời gian một lần kéo 15-20 phút, mỗi đợt 15-20 ngày.

    Chế độ kéo ngắt quãng: đau mạn tính với tình trạng cơ cứng cơ không đáng kể.

    Kéo giãn cột sống thắt lưng: Thời gian một lần kéo 15-20 phút, mỗi đợt 15-20 ngày.

           Chế độ kéo ngắt quãng: đau mạn tính với tình trạng cơ cứng cơ không đáng kể.

    A/ Các phương thức kéo dãn:

    4.1. Kéo dãn mô mềm:

                Kéo sử dụng lực vừa phải, kéo dài có thể làm tăng chiều dài các mô mềm, bao gồm cơ gân, dây chằng và đĩa đệm. Tăng chiều dài mô mềm có thể đem lại tác dụng có lợi về lâm sàng bằng cách góp phần làm tách mặt khớp hoặc giảm lồi đĩa đệm  hoặc tăng tầm vận động khớp cột sống và giảm áp lực lên các diện khớp sau, đĩa đệm, và các rễ thần kinh, ngay cả khi không thể tách mặt khớp hoàn toàn.

    4.2. Thư giãn cơ:

                Là tạo thuận lợi cho thư giãn các cơ cạnh sống. Tác dụng này có thể là do giảm đau do giảm áp lực lên các cấu trúc nhạy cảm đau, hoặc tranh chấp dẫn truyền đau do kích thích các receptor cơ học bởi các vận động dao động thông qua kéo ngắt quãng. Kéo giãn tĩnh có thể làm thư giãn cơ do ức chế đáp ứng đơn synap do kéo căng các cơ trong vài giây, và kéo ngắt quãng có thể làm thay đổi sức căng cơ tạo nên thư giãn cơ thông qua kích thích các cơ quan Golgi của gân qua đó ức chế hoạt tính của neuron vận động anpha.

    4.3. Di động khớp:

                Là phương pháp di động các khớp để tăng vận động khớp và giảm đau liên quan đến khớp. Lực kéo mạnh kéo căng các cấu trúc mô và do đó tăng vận động khớp. Lực kéo thấp hơn tạo các vận động dao động lập lại trong kéo ngắt quãng có thể kích thích các receptor cơ học, giảm đau khớp.

    4.4. Kéo tách khớp: là “sự tách hai diện khớp vuông góc với mặt phẳng của khớp”. Kéo tách khớp sau làm giảm các triệu chứng như đau do quá tải lên các khớp này hoặc chèn ép các rễ thần kinh khi chúng đi qua lỗ liên hợp. Để kéo tách khớp, lực áp dụng phải đủ lớn.

    4.5. Giảm lồi đĩa đệm:

                Làm giảm đau và các triệu chứng liên quan do bệnh lý lồi đĩa đệm. Các cơ chế đề xuất bao gồm tác dụng hút do giảm áp lực nội đĩa kéo phần đĩa đệm chệch hướng trở lại trung tâm, và làm căng dây chằng dọc sau ở mặt sau của đĩa, do đó đẩy phần đĩa bị lệch ra sau trở lại vị trí ban đầu.

        Triệu chứng đau cổ, thắt lưng và các dấu hiệu chèn ép rễ có thể cải thiện ở bệnh nhân lồi đĩa đệm là do giảm mức độ lồi đĩa đệm hoặc do các thay đổi khác ở những cấu trúc cột sống, như tăng kích thước lỗ gian đốt sống, thay đổi sự căng của mô mềm hoặc dây thần kinh hoặc trương lực ở các cơ cột sống.

    Triệu chứng thường không cải thiện khi kéo ở các bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nhiều đầy khoang tủy, hoặc ở các bệnh nhân bị calci hóa đĩa đệm bị lồi.

    11. GHẾ ĐÁ TẠ:

           ·  Tác dụng: làm mạnh cơ tứ đầu đùi.

           · Chỉ định:

                - Tập cho bệnh nhân yếu liệt 2 chi dưới.

                - Tập cho bệnh nhân liệt nữa người.           

            ·  Chống chỉ định: Viêm khớp gối cấp tính, tổn thương dây chằng khớp gối, nứt gãy xương.

    12. MÁY NÉN ÉP TĨNH MẠCH:

    13. VẬN ĐỘNG TRỊ LIỆU:

     •   Vận động trị liệu: được áp dụng trong các bệnh lý giới hạn vận động khớp (cứng khớp do thoái hóa khớp hoặc cứng khớp sau bất động khớp trong chấn thương). Yếu liệt chi trong các trường hợp tổn thương rễ thần kinh do chèn ép rễ thần kinh trong thoát vị đĩa đệm, yếu liệt nửa người trong tai biến mạch máu não hoặc trong chấn thương sọ não.

    Máy điện xung