Hen Phế Quản Ở Trẻ Em
Hen phế quản là gì?
- Hen phế quản hay còn gọi là hen suyễn là một bệnh lý hô hấp mạn tính. Hen phế quản là bệnh lý phát sinh khi đường đường thở bị viêm mãn tính dẫn đến tắc nghẽn dẫn đến khó thở, khò khè.
- Hen phế quản ở trẻ em không thể chữa khỏi và các triệu chứng có thể tiếp tục đến tuổi trưởng thành. Nhưng với phương pháp điều trị thích hợp, có thể kiểm soát được các triệu chứng và ngăn ngừa tổn thương phổi đang phát triển.
Triệu chứng hen phế quản ở trẻ em
Các dấu hiệu và triệu chứng hen suyễn phổ biến ở trẻ em bao gồm:
- Cơn ho thường xuyên, trở nên trầm trọng hơn khi khi bị cảm lạnh hoặc cúm, có thể xảy ra trong khi trẻ đang ngủ hoặc bị kích hoạt do tập thể dục hoặc không khí lạnh.
- Tiếng rít hoặc thở khò khè khi thở ra.
- Khó thở.
- Nghẹt ngực hoặc tức ngực.
Các dấu hiệu cần phải đưa trẻ đi cấp cứu ngay:
- Phải dừng lại giữa chừng để lấy lại hơi thở.
- Sử dụng cơ bụng để thở.
- Mở rộng lỗ mũi khi hít vào.
- Cố gắng thở đến nỗi bụng bị hút vào dưới xương sườn khi người đó thở vào.
Nguyên nhân của hen phế quản
- Nguyên nhân hen suyễn ở trẻ em chưa được hiểu đầy đủ. Một số yếu tố được cho là có liên quan bao gồm:
- Người thân trong gia đình bị hen suyễn
- Tiếp xúc với các yếu tố môi trường như khói thuốc lá hoặc ô nhiễm không khí khác
- Nhiễm virus như cảm lạnh thông thường
- Dị ứng với mạt bụi nhà, lông thú cưng, phấn hoa hoặc nấm mốc. Dị ứng với thức ăn, đồ uống hoặc các chất phụ gia dùng trong bảo quản cũng có thể khiến các cơn hen bộc phát
- Hoạt động thể chất
- Thay đổi thời tiết hoặc không khí lạnh
- Thay đổi hormone: Phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh dễ lên cơn hen phế quản.
- Yếu tố tâm lý: tình trạng căng thẳng, lo lắng hoặc sang chấn tâm lý,…
- Đôi khi, các triệu chứng hen suyễn xảy ra mà không có yếu tố khởi phát rõ ràng.
Chẩn đoán hen phế quản ở trẻ em
Chẩn đoán hen phế quản dựa vào:
- Tiền sử có nhiều cơn khó thở, khò khè trước đây
- Khám lâm sàng
- X-quang phổi: giúp loại trừ các nguyên nhân hô hấp khác
- Đo chức năng hô hấp: với trẻ từ 5 tuổi trở lên sẽ được đo hô hấp ký, trẻ nhỏ hơn 5 tuổi sẽ đo dao động xung ký (IOS). Cả hai phương pháp này giúp xác định mức độ tắc nghẽn đường thở, sự đáp ứng với thuốc dãn phế quản. Từ đó giúp xác định chẩn đoán và hướng dẫn điều trị.
- Test dị ứng da: đối với hen phế quản do dị ứng. Trong quá trình kiểm tra da, da được châm vào các chất chiết xuất từ các chất gây dị ứng phổ biến, chẳng hạn như lông động vật, nấm mốc hoặc mạt bụi, và quan sát các dấu hiệu của phản ứng dị ứng.
Điều trị hen phế quản ở trẻ em
- Điều trị được chia thành 2 nhóm thuốc: thuốc ngừa lên cơn cấp hen phế quản và thuốc cắt cơn cấp hen phế quản
- Thuốc ngừa lên cơn cấp hen phế quản: đây là nhóm thuốc kiểm soát lâu dài làm giảm tình trạng viêm đường thở, cần được dùng hàng ngày.
- Corticoid dạng hít: fluticasone, budesonide. Do là corticoid đường hít, có tác động tại chỗ nên các tác dụng phụ ảnh hưởng là rất nhỏ. Trong hầu hết các trường hợp, lợi ích của việc kiểm soát bệnh hen suyễn tốt vượt trội so với nguy cơ tác dụng phụ có thể xảy ra.
- Thuốc hít kết hợp chứa corticosteroid dạng hít cộng với chất đồng vận beta tác dụng kéo dài (LABA). Chúng bao gồm fluticasone và salmeterol, budesonide và formoterol.
- Các chất bổ trợ leukotriene như montelukast cũng giúp ngăn ngừa các triệu chứng hen phế quản.
- Thuốc cắt cơn cấp hen phế quản
- Thuốc đồng vận beta tác dụng ngắn dạng hít hoặc phun khí dung nhanh chóng làm giảm các triệu chứng trong cơn hen suyễn như albuterol (Ventolin). Những loại thuốc này có tác dụng trong vòng vài phút và tác dụng kéo dài vài giờ.
- Corticosteroid uống và tiêm tĩnh mạch. Những loại thuốc này làm giảm viêm đường thở do hen suyễn nặng. Ví dụ bao gồm prednisone và methylprednisolone. Chúng có thể gây ra tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài, vì vậy chúng chỉ được sử dụng để điều trị các triệu chứng hen suyễn nặng trong thời gian ngắn.
Phòng ngừa đợt cấp hen phế quản ở trẻ em
Quan trọng nhất là sử dụng thuốc hít ngừa cơn theo hướng dẫn cảu bác sĩ.
Tái khám đều đặn để được theo dõi chức năng hô hấp của trẻ.
Tránh các tác nhân gây hen suyễn như:
- Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng và kích thích gây ra các triệu chứng hen suyễn.
- Không cho phép hút thuốc xung quanh trẻ. Tiếp xúc với khói thuốc trong thời kỳ sơ sinh là một yếu tố nguy cơ mạnh đối với bệnh hen suyễn ở trẻ em, cũng như là nguyên nhân phổ biến của các cơn hen suyễn.
- Khuyến khích trẻ hoạt động. Khi hen suyễn của trẻ được kiểm soát tốt, hoạt động thể chất thường xuyên có thể giúp phổi hoạt động hiệu quả hơn.
- Giữ ấm khi thay đổi thời tiết.
- Duy trì cân nặng hợp lý. Thừa cân có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng hen suyễn.
- Kiểm soát trào ngược dạ dày thực quản (GERD) có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng hen suyễn của con bạn.